Tin tức

Năm 2020, đầu tư bất động sản theo chiến lược nào?

Ngày đăng: 12/01/2020 Lượt xem: 816
 

Vị chuyên gia này cũng cho rằng, không nên nhìn thị trường BĐS quá bi quan ở giai đoạn này. “Theo tôi, thị trường đang trải qua giai đoạn sàng lọc và nó thực sự đang tốt lên, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau bằng năng lực. Năm 2020 được xem là năm bản lề, hỗ trợ cho các năm tiếp theo phát triển bền vững”, ông Lâm nhấn mạnh.

Hiện nay, khi NĐT “bỏ tiền” vào BĐS cần phải có chiến lược đầu tư, không còn chuyện nhảy vào và kiếm lời liền như trước đây. Theo ông Lâm, nếu kiếm lời nhanh trong khoảng thời gian ngắn thì đó là đầu cơ chứ không phải đầu tư.

“Ở giai đoạn hiện nay, NĐT không nên kì vọng lời bao nhiêu khi bỏ tiền vào BĐS mà xem có lỗ không. Nếu đầu tư vào phân khúc BĐS nào đó mà lãi hơn lãi suất ngân hàng là vui rồi. Tốt nhất, trong đầu tư đừng nên kì vọng mức lời cao quá, rồi lại than vãn. Bây giờ không còn chuyện mua xong bán ra là lời 30-40 triệu đồng như trước đây”, ông Lâm nhấn mạnh.

Năm 2020, đầu tư bất động sản theo chiến lược nào? - Ảnh 1.

 

Theo ông Lâm, trước bối cảnh hiện nay NĐT không nên đặt kì vọng quá cao về lợi nhuận.Ảnh: Hạ Vy

Theo ông Lâm, thực tế trên thị trường BĐS sức mua trực tiếp từ CĐT đã giảm do CĐT chưa chuẩn bị được sản phẩm để đưa ra thị trường. Không chỉ ở Tp.HCM mà ở các tỉnh lân cận cũng bị ảnh hưởng bởi điều này. Bên cạnh đó, thời gian qua một số dự án của CĐT gây mất niềm tin cho người mua. 

 

“Tôi nghĩ, thị trường phát triển trong một thời gian dài, xảy ra việc không đảm bảo cũng là chuyện bình thường. Do tâm lý của đa số người mua là luôn kì vọng đầu tư là phải lời, thị trường phải luôn luôn tăng giá. Tuy nhiên, thị trường phải có tốt và xấu thì mới có động lực để loại bỏ cái xấu, thị trường vì thế mới phát triển bền vững được”, Chủ tịch DKRA Vietnam nhấn mạnh.

Cũng theo ông Lâm, hiện nay trên thị trường có một số dự án bất ổn khiến bức tranh thị trường bị chìm. Tâm lý của người mua là thường nhìn vào những điều tiêu cực để đánh giá cả thị trường, trong khi những CĐT làm nghiêm túc lại ít được để ý. “Biết đâu, trước bối cảnh thị trường như hiện nay, đó lại chính là cơ hội cho chúng ta”, ông Lâm nhấn mạnh.

Cũng theo vị chuyên gia này, trong thời gian tới, các khu vực tỉnh lân cận Tp.HCM còn cơ hội để phát triển, NĐT vẫn có xu hướng đổ về. Tuy vậy, bài toán cần giải quyết là câu chuyện hạ tầng phải được cải thiện nhiều. 

Dù hạ tầng nhiều nơi còn chưa tốt nhưng mặt bằng giá nhìn chung vẫn tăng ít nhất 15-25%. Trước bối cảnh nguồn cung khan hiếm như hiện nay thì nếu doanh nghiệp nào ra được nguồn cung thì đó là lợi thế, có thể tận dụng để đưa ra mức giá tốt nhất, và giá thứ cấp dự báo sẽ vẫn xu hướng tăng nhanh.

Theo Trí Thức Trẻ